Nội dung trang

Giới thiệu

Trao đổi liên quan đến vấn đề phát triển đô thị của Việt Nam theo hình thức PPP với Ban điều hành Hội đồng dự án sinh thái nước ngoài (J-CODE)

Trao đổi kinh nghiệm quốc tế về Đầu tư theo hình thức đối tác công tư – PPP qua Hội thảo do Ủy ban nhân dân Thành phố phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức ngày 27/3/2019 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 27 tháng 03 năm 2019,  Ủy ban nhân dân Thành phố đã phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức “Hội thảo về đối tác công tư trong một số lĩnh vực tại Thành phố Hồ Chí Minh” tại Khách sạn Sheraton Sài Gòn.

Tham dự tại Hội thảo có Ông Nguyễn Thành Nhân - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố, Ông Trần Lưu Quang - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố; Ông Nguyễn Thành Phong - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh cùng Ông Ousmare Dione - Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam và các Tổng Lãnh sự quan tâm.

Chương trình làm việc chính thức buổi sáng đã làm nổi bật tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Tính từ năm 2000 đến nay, có 22 dự án đã hoàn tất ký kết hợp đồng PPP với tổng vốn đầu tư đạt khoảng 69.869 tỷ đồng (khoảng 3 tỷ USD). Bên cạnh đó, TP đang tiếp tục thực hiện 130 dự án, với tổng mức đầu tư dự kiến là 380.847 tỷ đồng.

Để đảm bảo hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, TP phải huy động 154.571 tỷ đồng từ các nguồn vốn khác như vốn PPP. Trong giai đoạn từ đầu những năm 2000 đến nay, dù có nhiều nỗ lực để huy động các nguồn lực đầu tư, tuy nhiên thực tế khả năng huy động nguồn vốn PPP của TP luôn thiếu hụt lớn so với nhu cầu đầu tư, chưa đáp ứng so với kỳ vọng.

Vì vậy, để đẩy mạnh mô hình PPP cho TPHCM trong thời gian tới, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thực hiện các cơ chế, giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư tập trung vào các giải pháp chính như: Hoàn thiện khung pháp lý về quản lý đầu tư theo hình thức PPP trên địa bàn TP; xây dựng các cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư; huy động từ nguồn lực đất đai, nhà ở thuộc sở hữu nhà nước để tạo vốn góp của Nhà nước tham gia các dự án PPP;…

Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới Ousmane Dione cho rằng, TPHCM là một đô thị lớn, có tốc độ đô thị hóa nhanh, thu hút vốn đầu tư nước ngoài đứng đầu cả nước. Do đó, để duy trì lợi thế cạnh tranh cũng như giải quyết các thách thức từ tốc độ đô thị hóa nhanh, TP cần đầu tư hạ tầng nhiều hơn, đặc biệt là lĩnh vực giao thông, y tế, giáo dục và môi trường. Nhưng nếu chỉ dựa vào đầu tư công thì TP không đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn về hạ tầng và dịch vụ. Vì vậy, TP cần cải thiện hiệu quả đầu tư công và hướng đến việc phát huy tốt hơn nguồn lực từ khu vực tư nhân. PPP sẽ một giải pháp cho vấn đề trên, giải quyết được nhu cầu hạ tầng và gia tăng phúc lợi xã hội cho TP.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cho rằng tham gia PPP không phải là hai chủ thể mà có bốn chủ thể. PPP không phải đơn thuần là xây dựng các công trình mới mà còn có thể là dịch vụ. Nghĩa là có thể thuê ngoài về quản lý và cung cấp dịch vụ, vận hành bảo dưỡng cho nhà thầu tư nhân. Như vậy, dịch vụ vận hành lẫn việc xây dựng công trình đều quan trọng như nhau trong PPP. Mặt khác, hình thức thanh toán rất quan trọng và có 2 lựa chọn, đó là Chính phủ sẽ trả tiền cho nhà đầu tư về phần xây dựng công trình hoặc Chính phủ không trả tiền trực tiếp mà cho nhà đầu tư cơ hội thu phí sau khi công trình đưa vào sử dụng.

Với PPP, Nhà nước có lựa chọn nhưng phải có trách nhiệm đưa ra quyết định đúng cho từng dạng hợp đồng dự án PPP. Theo đó, mỗi quốc gia có đặc thù riêng và có cách thức làm PPP riêng. Ở Việt Nam, nói đến PPP là có nhà đầu tư tư nhân thay thế Chính phủ xây dựng hạ tầng, dự án và chính quyền đóng góp bằng đất. Do đó, phải trao đổi quyền lợi hai bên một cách công khai và thẳng thắn, minh bạch, chứ không phải đi đằng sau, nếu không sau này sẽ xảy ra mâu thuẫn và tranh chấp. Cùng với đó, chia sẻ rủi ro trong quản lý, vận hành dự án. Cụ thể, phải tôn trọng sáng kiến của nhà đầu tư tư nhân, hỗ trợ cho khu vực tư nhân chủ động.

Vì vậy, Bí thư Thành ủy TP Nguyễn Thiện Nhân đề nghị UBND TP nghiên cứu thay đổi cách làm trong PPP. Đó là chính quyền phải đưa ra nhu cầu trong các dự án và làm đề xuất dự án đàng hoàng, chất lượng để các nhà đầu tư cân nhắc đưa ra phương án cung cấp dịch vụ công cho người dân. Đồng thời, khi chính quyền có danh sách các dự án đề xuất làm thì phải phân chia theo nhóm và đối với mỗi nhóm phải có chuyên gia của chính quyền làm việc chung với chuyên gia của nhà đầu tư, doanh nghiệp cùng thảo luận để xác định cụ thể các nội dung của một hợp đồng PPP cho một dự án PPP, chứ không có một khung hợp đồng nào dùng chung cho tất cả các dự án, hợp đồng. 

Chương trình Hội thảo tiếp tục vào buổi chiều với 03 phiên thảo luận chuyên đề về kinh nghiệm thực tiễn trong nước và quốc tế trong việc thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP ở 03 chủ đề riêng biệt là:

Chủ đề 1: Đầu tư theo hình thức PPP trong lĩnh vực chống ngập và xử lý chất thải rắn.

Chủ đề 2: Đầu tư theo hình thức PPP trong lĩnh vực Y tế.

Phiên thảo luận về đầu tư theo hình thức PPP trong lĩnh vực y tế thu hút sự quan tâm của lãnh đạo Bộ Y tế, lãnh đạo các bệnh viện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cũng như các nhà đầu tư quan tâm trong lĩnh vực y tế.

Chủ đề 3: Đầu tư theo hình thức PPP trong lĩnh vực Giáo dụ.

- PPP Workshop Proceedings FINAL